Nhiều trạm thu phí BOT thời gian qua đã trở thành "trạm thu giá". Giải thích việc thay đổi này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, theo quy định hiện hành, phí là khoản người dân phải trả khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, trong khi BOT là sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nên mới có sự chuyển đổi cách gọi sang thu giá (giá sử dụng đường bộ). Theo ông, "việc đổi tên này không có gì khác mà giúp linh động hơn".
Tuy nhiên, chia sẻ với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, thực chất việc đổi tên là lách luật, đánh tráo khái niệm. "Có thể thu phí, thu thuế... chứ không thể thu giá do giá không phải là thứ có thể thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực là một thứ khá tối nghĩa và ngô nghê", ông nói.
Ngoài ra, việc thay đổi phí như BOT phải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. "Không thể để quá linh động rồi có giá trên trời được, thích thu thế nào thì thu", ông Dũng nói.
Trạm thu giá Bến Thuỷ (Nghệ An). Ảnh: Nguyễn Khải |
Ông Dũng phân tích, theo quy định Luật phí, Lệ phí hiệu lực từ đầu năm 2017, một tổ chức được giao cung cấp dịch vụ công có thể thu phí để bù đắp các chi phí. Đáng lý khi phí BOT chưa có trong danh mục theo Luật phí, lệ phí thì Bộ Giao thông Vận tải cần có tờ trình Chính phủ, và Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. "Nhưng cơ quan quản lý ngành giao thông đã không làm vậy. Thành thử nói tên khác đi là "thu giá" để không phạm luật, song về bản chất khoản thu này vẫn là phí", ông Dũng nói.
Ngoài ra, theo quy định của luật, dịch vụ công phải đảm bảo nguyên tắc: tính liên tục, quyền tiếp cận bình đẳng của người dân, phải có giá hợp lý để tất cả người dân bình thường dùng dịch vụ này. BOT là loại dịch vụ công, cung cấp cho số đông. Theo ông Dũng, dù nhà đầu tư là Nhà nước hay tư nhân cũng phải tuân thủ nguyên tắc này.
Đồng tình, ông Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, giá hay phí qua trạm BOT là loại chi phí đặc biệt, phải có sự kiểm soát của Nhà nước vì liên quan đến đầu tư, vòng đời dự án. "Không có chuyện giá doanh nghiệp muốn tăng bao nhiêu thì tăng", ông nói.
Ông Sinh cho rằng, trong lĩnh vực BOT, để doanh nghiệp muốn làm gì thì làm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xã hội, kinh tế. Quan trọng hơn, cần có sự minh bạch, để người dân thấy chi phí BOT đó có xứng đáng, phù hợp hay không.
"Tất cả các cuộc điều chỉnh giá đến nay, đều do doanh nghiệp xây dựng phương án và các cơ quan Nhà nước đồng ý, phê duyệt mới được xác định giá. Về nguyên tắc, giá cao hơn phí nhưng phải đảm bảo lợi ích các bên, không thể thả nổi", ông Sinh bình luận.
Ý kiến bạn đọc
Hanjin Shipping cho biết sẽ có thêm động thái pháp lý tại nhiều nước để bảo vệ tàu và các tài sản khác không bị chủ nợ tịch thu.
Hội đồng quản trị sẽ tăng thu nhập cho người lao động tại bệnh viện, trong đó mức tăng quỹ lương tương đương 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều đại gia trong lĩnh vực công nghệ, điện máy, vận chuyển hành khách… gần đây gây bất ngờ khi lấn sân kinh doanh các mặt hàng khác biệt so với...
Bỏ mảng kinh doanh thế mạnh để dồn sức cho địa ốc, nhiều doanh nghiệp vận tải nếm trái đắng khi thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng và buộc phải thanh lý tài...
Cổ phiếu Vinaship bị đưa vào diện nguy cơ hủy niêm yết do lũy kế lợi nhuận cả năm 2016 ghi nhận lỗ hơn 205 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp.